SEOer luôn muốn các nội dung Website được công cụ tìm kiếm Google xếp hạng cao. Theo đó, Google đã sử dụng các thuật toán và yếu tố để tác động vào vị trí của trang web. Thế nhưng danh sách này lại có đến 200 tiêu chuẩn. Thay vì đuổi theo số lượng, bạn chỉ cần tập trung vào các yếu tố quan trọng. Vậy những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến thuật toán Pagerank của Google? Hãy cùng OpenMagazine tìm hiểu chi tiết bên trong nội dung bài viết này nhé.
Google Pagerank Là Gì?
Nếu đã hoạt động web được lâu trên nền tảng Google. Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ Google Pagerank. Hiểu một cách đơn giản thì đây là thuật toán mà Google đề ra để đánh giá website. Đồng thời cũng so sánh, đánh giá trang web trong hệ thống World Wide Web.
Để thực hiện được điều này, Google đã thống kê thông số, đánh giá giá trị của các liên kết có trong nội dung web. Bạn có thể hiểu rằng những thống kê này chính là điểm số mà website sở hữu. Mục tiêu của Google là nâng cấp, cải thiện hệ thống tìm kiếm và đem đến sự hữu ích nhất cho người truy vấn.
Cách hoạt động của thuật toán Google Pagerank
Có rất nhiều tranh cãi, thắc mắc đặt ra liệu công cụ tìm kiếm đã thực hiện cách thức gì để hoạt động Google Pagerank. Để thực hiện điều này, Google đề ra 3 yếu tố quan trọng cho trang web. Bao gồm:
- Chất lượng, số lượng trang liên kết bên trong website
- Số lượng, tiêu chuẩn của trang liên kết ngoài
- Thứ hạng của trang trong đường liên kết.
Cụ thể, trang web của bạn gọi là C được liên kết từ trang A và trang B. Thứ hạng của A là 5 sao, B là 2 sao thấp hơn nhiều so với A. Google đánh giá liên kết của A và B. Cuối cùng đưa ra kết luận về Pagerank của trang C.
Nói qua có vẻ đơn giản nhưng thuật toán này lại khá phức tạp và có một công thức, quy luật riêng biệt. Điều này tạo nên kết quả tương đối để đánh giá thứ hạng trang web.
Tìm hiểu thêm: 10 Lợi ích của dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu mang lại cho doanh nghiệp
Vì sao Google loại bỏ Pagerank?
Từ năm 2016, Google đã loại bỏ điểm xếp hạng công khai Pagerank của trang web. Phát biểu cho hành động này, đại diện Google cho rằng: “Chúng sẽ giúp SEOer (nói chung về người quản trị web) và người truy vấn nhầm lẫn về tầm quan trọng của số liệu”. Và cụ thể hơn về nguyên nhân gồm:
- Xuất hiện Spam link trên hệ thống khi truy vấn.
- Chế độ Nofollow xảy ra ở Google Pagerank khiến nhiều vấn đề liên quan bị ảnh hưởng.
- Xuất hiện ồ ạt tình trạng PageRank Sculpting gây mất cân bằng về lưu lượng web.
Cách thức mà công cụ Google xếp hạng Website
Vậy những tiêu chí nào ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên hệ thống Google. Đây chắc hẳn là điều mà SEOer quan tâm khi thực hiện xây dựng nội dung. Điểm qua những yếu tố quan trọng (không theo thứ tự) dưới đây để bạn có thể hiểu hơn về cách xây dựng web đạt thứ hạng cao.
Backlink
Backlink được xem là yếu tố quan trọng để Google đánh giá thứ hạng website. Hơn hết chúng còn là nền tảng của Pagerank theo tiêu chuẩn chung của công cụ tìm kiếm. Bởi Backlink có mối quan hệ mật thiết với lưu lượng truy cập đến website.
Thế nhưng Backlink mà chúng tôi đề cập để đánh giá thứ hạng của website cần đạt tiêu chuẩn của Google. Đó là yếu tố tin cậy, chất lượng và số lượng mà trang web đó sở hữu. Nếu cảm không đảm bảo thì nghiễm nhiên công cụ tìm kiếm này sẽ xem xét lại tiêu chí khác.
Mức độ liên quan (Relevance)
Relevance là điều quan trọng mà trang web phải hướng đến nếu muốn thuật toán Pagerank đánh giá cao. Theo đó, Google sẽ đánh giá cao website có sự liên quan với những gì mà người dùng truy vấn. Vậy nên ngoài việc sử dụng liên kết, SEOer cần chú trọng đến anchor text để thúc đẩy lượt hiển thị khi người dùng truy vấn từ khóa.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tưởng tượng khách hàng đang tìm kiếm “ẩm thực Pháp”. Vậy thì những trang web liên quan đến đầu bếp, văn hóa ẩm thực sẽ đáng tin cậy hơn là một web về thú y, về internet,… Thế nhưng khi người dùng tìm “đồ ăn thú cưng” thì web thú y có độ liên quan hơn. Do đó, liên kết từ web có mức độ liên quan cao có thể đẩy cao thứ hạng của website.
Tìm hiểu thêm: TOP những cách tăng traffic cho website cải thiện vị trí trên công cụ tìm kiếm Google
Độ tin cậy (Authority)
Độ tin cậy – Authority ảnh hưởng mật thiết đến tần suất người dùng truy cập. Bởi khi truy vấn họ luôn tìm những trang web có độ uy tín, hữu ích cao. Và đây cũng là tiêu chuẩn để Google đánh giá thứ hạng của website. Theo đó, công cụ có chỉ số DA (Domain Authority) và PA (Page Authority) để đánh giá sự tin cậy của website. Chúng đánh giá dựa trên nhiều yếu tố không riêng Backlink.
Thông tin cập nhật mới nhất
Yếu tố mới này của Google cần SEOer thực hiện theo hình thức đưa ra kế hoạch nội dung web. Tức là mục tiêu của bạn là để khi khách hàng truy vấn từ khóa quan trọng, trang web của bạn có thể cập nhật thông tin nhanh, mới, cần thiết cho họ. Điều này gắn liền với từ khóa mục tiêu nhằm để Google đưa ra nhận định về web của bạn.
Cụ thể hơn, SEOer cần cung cấp thông tin thường xuyên về một chủ đề có tính biến động. Chẳng hạn như diễn biến cuộc thi, trận đấu, một nhân vật nổi tiếng nào đó,…Ngược lại các chủ đề không cần sự đổi mới, thông tin có thể duy trì như: cách nấu món ăn, cách làm đồ handmade,…thì không cần quá chú trọng độ mới.
Mức độ liên quan
Một trong những điều ảnh hưởng đến thứ hạng nhất chính là mức độ liên quan đến câu hỏi truy vấn. Theo đó, website của bạn phải có chủ đề hợp lý so với điều mà khách hàng cần tìm kiếm.
Để thực hiện điều này, Google đã thực hiện theo nguyên tắc EAT: Expertise – Chuyên môn; Authority – Thẩm quyền; Trust – Tin cậy. Đây cũng được xem là thuật toán nhằm để Google đánh giá mức độ liên quan của trang web.
Ý định tìm kiếm (Search Intent)
Người dùng sẽ nhập những từ khóa – Keyword để tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc của mình. Theo đó, các kết quả được hiển thị theo thứ tự sát với từ khóa nhất. Như vậy, Keyword càng dài thì nhu cầu của họ càng trở nên cụ thể hơn. Và tất nhiên với từ khóa dài – Long-tail Keyword thì sẽ được đáp ứng nhu cầu rõ ràng hơn khi truy vấn.
Như vậy, các SEOer cần phải nghiên cứu những từ khóa tiềm năng để đưa vào xây dựng nội dung. Bạn cần chú ý đến việc xây dựng ý tưởng và lồng ghép vào chủ đề của trang web. Điều này giúp nội dung trang web gần hơn với ý định tìm kiếm, từ đó thứ hạng cũng được nâng cao.
Như vậy, các SEOer cần phải nghiên cứu những từ khóa tiềm năng để đưa vào xây dựng nội dung. Bạn cần chú ý đến việc xây dựng ý tưởng và lồng ghép vào chủ đề của trang web. Điều này giúp nội dung trang web gần hơn với ý định tìm kiếm, từ đó thứ hạng cũng được nâng cao.
Nội dung có chiều sâu
Một nội dung web không chỉ sát với ý định tìm kiếm mà phải có chiều sâu. Điều này được Google đánh giá là kết quả hữu ích, có tiềm năng để đẩy thứ hạng lên cao. Tất nhiên công cụ tìm kiếm này đủ thông minh để đánh giá được nội dung nào là ổn định, có chiều sâu.
Rõ hơn về chiều sâu nội dung web, bạn có thể giả lập truy vấn chủ đề “mẫu đồ chơi trẻ em tốt nhất hiện nay”. Với từ khóa này nội dung web phải đưa ra thông tin để người tìm kiếm đánh giá, xem xét. Theo đó, SEOer phải chú trọng đến giá cả, phân khúc, độ tuổi trẻ, chất liệu,… Để đưa ra kết luận chuẩn xác.
Tốc độ tải trang
Không người dùng internet nào lại muốn truy cập vào web phải mất 3–5 giây tải trang. Google hiểu điều này nên đưa ra tiêu chuẩn TTFB (Time to First Byte) để xếp hạng website. Theo đó, TTFB của website phải dưới 1.3 giây mới được xem là có hiệu quả.
Tuy nhiên con số của TTFB (Time to First Byte) chỉ mang tính tương đối. Một số tranh cãi đã nói về tính khả quan quả con số này. Bởi Google không thể hiểu được tâm trạng của người dùng khi thực hiện truy vấn. Vậy nên website của bạn chỉ cần đảm bảo rằng không khiến người sử dụng có trải nghiệm tiêu cực.
HTTPS
Mức độ an toàn là điều quan trọng mà người dùng quan tâm khi sử dụng internet. Đối với Google đã công bố HTTPS là tín hiệu ảnh hưởng đến truy vấn, thế nhưng chúng chiếm rất ít. Qua đó, Google đã cảnh báo không an toàn cho những trang web không được mã hóa khi người dùng truy cập. Như vậy có thể hiểu những website top đầu có mức độ tối ưu cao, không ảnh hưởng đến dữ liệu của người dùng.
Thân thiện thiết bị di động
Google ưu tiên cho việc sử dụng di động đối với website theo đúng xu hướng hiện nay. Tất nhiên điều này cũng ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web. Vậy nên khi xây dựng web, SEOer cần chú trọng đến yếu tố linh hoạt giao diện, tối ưu số dòng, nội dung dễ hiểu, bố cục thân thiện,…Những tiêu chuẩn này ảnh hưởng mật thiết đến trải nghiệm người dùng nên được Google quan tâm đến nhiều.
Mặc dù nhiều người đánh giá Google không thể hiểu được sự hài lòng của khách hàng. Thế nhưng Google vẫn có cách riêng để đo lường trải nghiệm người dùng. Theo đó những điều này dựa trên yếu tố: nội dung hữu ích, tối ưu thời gian tải, thiết kế gọn gàng, không quảng cáo,…
Thông tin trên đã cung cấp thông tin hữu ích cho việc xếp hạng website của Google. Như vậy có thể thấy, Google Pagerank rất quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng, tối ưu và phát triển website. Đây là điều mà các SEOer cần phải lưu ý để xây dựng web được tốt hơn. Hy vọng thông tin trong bài viết có thể giúp cho bạn hiểu hơn về thuật toán của Google.