QA là gì? QC là gì? Tester là gì? So sánh giữa QA và QC, Tester

Nhắc đến QA (đảm bảo chất lượng), QC (kiểm soát chất lượng) và Tester (thử nghiệm), gần như mọi người đều gặp khó khăn trong việc xác định sự khác nhau giữa chúng khi không phân biệt được 3 cách gọi này có phải là một hay không. Cho dù chúng có mối liên kết với nhau và ở một mức độ nào đó chúng có thể được coi là những hoạt động giống nhau, nhưng có những điểm riêng biệt khiến chúng trở nên không đồng bộ và tách ra khỏi nhau. Vậy hãy cùng Openmagazine tìm hiểu thêm về QA là gì? QC là gì? Tester là gì?

Định nghĩa về QA/ QC/ Tester

QA là gì?

QA là cách viết tắt của “Quality Assurance” , là người đảm bảo chất lượng của sản phẩm thông qua việc vận hành những hoạt động dựa theo các quy trình tiêu chuẩn nhằm để phát triển phần mềm. QA thông thường sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm theo hướng tổng quát hơn so với QC.

QC là gì?

QC có cách viết đầy đủ là “Quality Control” , là người nắm vai trò quan trọng trong công việc thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng đủ mọi yêu cầu của QA một cách chính xác và dễ dàng sử dụng phần mềm nhất. Thêm vào đó, QC bao gồm 2 vị trí thông thường nhưng lại mang ý nghĩa đối lập nhau là automation QC – đòi hỏi kỹ năng lập trình và manual QC , mang nghĩa là không đòi hỏi kỹ năng lập trình.

Tester là gì?

Sau khi lập trình viên tạo ra các sản phẩm là phần mềm hoặc ứng dụng thì Tester có trách nhiệm là người kiểm tra và phát hiện ra lỗi so với yêu cầu ban đầu đề ra để hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất.

Nhìn chung, nghĩ theo hướng đơn giản hơn thì QA chính là người đặt ra những quy tắc tiêu chuẩn mà QC phải thực hiện theo một cách đầy đủ và không có sai sót trong việc thiết kế sản phẩm. Còn Tester là người có nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện những lỗ hổng còn thiếu sót trong sản xuất phần mềm.

Những điểm khác biệt giữa QA/ QC/ Tester

Chức năng và vai trò

 

QA

QC

TESTER

CHỨC NĂNG Xem xét, đánh giá các sản phẩm có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra nhằm phân tích và ngăn ngừa sự xuất hiện của những lỗ hổng xuất hiện trong phần mềm.

=> QA áp dụng cách tiếp cận phòng ngừa lỗi

Phát hiện và tìm ra những vấn đề còn thiếu sót cùng với lỗi có trong hệ thống sản phẩm đang được xây dựng.

=> QC áp dụng cách tiếp cận phát hiện lỗi.

Tìm kiếm những lỗi còn sót lại trong sản phẩm mà QC chưa phát hiện ra.

=> Tester áp dụng cách tiếp cận phát hiện lỗi nhưng chi tiết và đầy đủ hơn.

Tập trung vào việc thực hiện nghiêm ngặt các quy trình trong SDLC. Tập trung nhiều vào việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Tập trung vào mã nguồn và thiết kế sản phẩm.
Xác định lỗ hổng sai sót có trong quy trình và sửa. Xác định các lỗi trong sản phẩm và khắc phục các lỗi. Xác minh lần cuối cùng để đảm bảo chắc chắc không còn những lỗi sót lại trong hệ thống phần mềm.
Thiết lập, xây dựng quy trình. Thực hiện theo quy trình Kiểm tra các quy trình
VAI TRÒ Thống kê và phân tích có chọn lọc các dữ liệu phù hợp nhằm tạo ra thành phẩm, dịch vụ ngày càng được cải tiến và nâng cấp. Kiểm tra chặt chẽ thông tin sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Kiểm soát lại các số liệu để hoàn thiện sản phẩm.
Giám sát tiến độ làm việc của cả nhóm trong quá trình tham gia quy trình tạo nên sản phẩm. Giám sát và đánh giá người thử nghiệm trong quá trình tham gia kiểm tra phần mềm. Giám sát cá nhân hay nhóm trong việc tham gia sửa chữa và bổ sung những thiếu sót để tạo ra thành phẩm.
QA cải tiến và nâng cấp quy trình được áp dụng cho nhiều sản phẩm. QC cải thiện và thúc đẩy sự phát triển của một sản phẩm hay một dịch vụ cụ thể. Tester phát triển sản phầm gần giống như QC nhưng trong phạm vi nhỏ hơn.
QA là người đánh giá các quá trình để sản xuất các sản phẩm. Tester là người trực tiếp thẩm định, xác minh xem hệ thống sản phẩm có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không

Yêu cầu về trình độ chuyên môn

QA QC TESTER
Có tầm nhìn xa trong việc giám sát quy trình để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Có nền tảng kiến thức tốt về mọi chức năng, khía cạnh của sản phẩm để phản hồi được các yêu cầu của khách hàng. Có khả năng nhạy bén trong việc tìm xem sản phẩm chạy sai như nào.
Có khả năng sắp xếp, tư duy logic và theo hệ thống. Có khả năng tìm hiểu hệ thống, phân tích tài liệu mô tả về hệ thống và thiết kế test case và thực hiện việc test phần mềm. Có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều hướng khác nhau để có thể dự đoán được những vùng có thể xảy ra bug nhiều.
Có kiến thức về domain đặc thù như tài chính, health care, banking… Có khả năng viết Script cho automation test và sử dụng các test tool để tạo và thực hiện các test case/script chi tiết. Có khả năng tìm tòi bug xuất hiện trong hệ thống sản phẩm.
Có kỹ năng phân tích và thống kê số liệu tốt. Có kỹ năng viết Code thành thạo và chuyên sâu Có kỹ năng thiết kế, phân tích, lập trình và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm.
Cần có khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử giao tiếp trơn tru giữa các thành viên trong nhóm hoặc người ở nhóm khác nhằm thu thập thêm dữ liệu về sản phẩm, dịch vụ và áp dụng nó trong việc thiết kế một hệ thống quy trình mới. Cần có kỹ năng truyền đạt tốt để phối hợp với nhóm lập trình trong việc fix bug và báo cáo chi tiết cho Project Manager hoặc các bên liên quan khác. Trong vấn đề giao tiếp, cần phải diễn đạt một cách dễ hiểu, ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ ý để mô tả được những tiêu chí và giải thích các bước quy trình đến với người khác.
Thu thập khối kiến thức sâu và chắc về các chứng chỉ CMMI, ISO… nằm trong phần mềm để góp phần xây dựng các quy trình chuẩn cho các team. Nắm rõ thông tin về cấu trúc hệ thống để cấu tạo phần mềm. Cần hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình và nhận biết xu thế thị trường để tư vấn và đưa rõ ra khái niệm của mình về sản phẩm.

Thông qua việc làm rõ các khái niệm QA là gì, QC là gì, Tester là gì chúng tôi đều mong rằng bài viết sẽ trở nên hữu ích đối với những người quan tâm đến công việc phát triển phần mềm. Đồng thời cũng hy vọng tất cả các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức quan trọng và phân biệt được 3 nghề trên với từng dấu tích riêng biệt, tránh bị nhầm lẫn các khái niệm là một. Cuối cùng không kém phần quan trọng, chúc cho các bạn đều tìm được ngành nghề phù hợp với mình và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...