Huyết áp thấp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị huyết áp thấp

Huyết áp thấp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị huyết áp thấp

Các vấn đề về huyết áp luôn gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khoẻ của chúng ta, điển hình trong số đó là huyết áp thấp. Mặc dù là tình trạng không hề hiếm gặp, thế nhưng, huyết áp thấp lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm cần thiết. Chính vì thế, ở nội dung sau đây, openmagazine.net sẽ giúp bạn chi tiết hơn về huyết áp thấp là gì, đặc biệt là các dấu hiệu và một số cách chữa trị hiệu quả.

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu bên trong mạch máu lên thành mạch, được tạo ra bởi sự co bóp của các cơ tim khi dẫn máu đi nuôi cơ thể. Bệnh huyết áp thấp xảy ra khi chỉ số huyết áp đo được từ 90/60 mmHG. Trên thực tế, huyết áp thấp thường được nhận định ở 2 dạng chính đó là huyết áp thấp bệnh lý và huyết áp thấp sinh lý.

Trong đó, huyết áp thấp sinh lý có nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền hoặc địa hình, khí hậu. Mặt khác, huyết áp thấp bệnh lý hình thành bởi sự suy yếu chức năng của những cơ quan quan trọng của cơ thể, đặc biệt là tim và thận.

Thông thường, dù mắc huyết áp thấp nhưng nếu cơ thể vẫn khỏe mạnh, chúng ta không cần quá lo lắng. Thế nhưng, khi huyết áp giảm đột ngột xuống mức 90/60 mmHG như đã nói ở trên, mọi người nên chú ý theo dõi tình hình sức khoẻ. Đặc biệt là khi tình trạng này diễn ra nhiều lần trong thời gian dài.

Nguyên nhân chính gây ra huyết áp thấp là gì?

Nguyên nhân chính gây ra huyết áp thấp là gì?

Trên thực tế, huyết áp thấp có thể xảy ra do vô vàn các nguyên nhân khác nhau.

Trước hết, thể tích máu không đủ trong lòng mạch sẽ là tác nhân cơ bản dẫn đến huyết áp thấp. Tình trạng này có thể do bệnh thiếu máu, mất máu do bị thương hoặc phụ nữ ở chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sinh con…

Bên cạnh đó, khi bị ốm, sốt, cảm cúm, tiêu chảy, nôn mửa, thể tích máu của chúng ta rất dễ bị suy giảm. Đồng thời, vận động quá sức, uống không đủ nước cũng là nguyên nhân gây thiếu nước, từ đó khiến cho áp lực máu lên thành mạch bị suy giảm.

Ngoài ra, các căn bệnh hạ đường huyết, tiểu đường hoặc một số căn bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng huyết áp thấp.

Một vài dấu hiệu thường gặp của huyết áp thấp là gì?

Một vài dấu hiệu thường gặp của huyết áp thấp là gì?

Hoa mắt, chóng mặt

Khi bị huyết áp thấp, hoa mắt, chóng mặt sẽ là những dấu hiệu đơn giản và thường gặp nhất mà mọi người nên đặc biệt chú ý. 

Tình trạng này xuất hiện chủ yếu khi chúng ta thay đổi tư thế hoặc đứng dậy đột ngột sau khi đã ngồi quá lâu. Khi đó, mọi người sẽ thấy mọi vật xung quanh trở nên chao đảo, quay cuồng.

Vì vậy, nếu cảm thấy tình trạng này xảy ra liên tục với tần suất cao, các bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.

Mờ mắt

Huyết áp thấp là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực, khiến chúng ta cảm thấy mờ mắt. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định, khi mà chỉ số huyết áp giảm đột ngột. 

Lúc này, chỉ cần ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi một thời gian, mắt của chúng ta sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

Đau đầu

Khi bị huyết áp thấp, đau đầu sẽ là triệu chứng gần như chắc chắn sẽ xuất hiện. Vùng đau thường tập trung chính ở phần đỉnh đầu và mức độ đau tuỳ thuộc vào từng trường hợp. 

Những người thường xuyên gặp căng thẳng, stress, các cơn đau đầu sẽ có tần suất lớn và mức độ nghiêm trọng hơn.

Một vài dấu hiệu thường gặp của huyết áp thấp

Giảm sự tập trung

Chứng huyết áp thấp khiến cho lượng máu lưu thông đến não bị suy giảm, thiếu hụt. Điều này khiến sự tập trung của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì điều này, người huyết áp thấp thường sẽ gặp khó khăn khi tập trung cho công việc, học tập, đặc biệt là trong một khoảng thời gian dài.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến ở người bị huyết áp thấp, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng thức dậy. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể buồn bực, mất sức mặc dù không làm việc nặng.

Trầm cảm

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, huyết áp thấp còn là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần. Người bị huyết áp thấp có nguy cơ trầm cảm rất cao. Họ rất dễ rơi vào tình trạng buồn bã, ủ rũ, mất tinh thần.

Cách điều trị huyết áp thấp hiệu quả

Khi một người bị tụt huyết áp, chúng ta cần tiến hành điều trị, xử lý kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy thận…

  • Trước hết, người bệnh tụt huyết áp cần được đặt nằm thẳng, thoải mái, kê chân cao hơn đầu. Cần động viên người bệnh nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh.
  • Cho bệnh nhân uống nước lọc pha chút muối hoặc nước chè đặc, trà gừng… Điều này sẽ giúp nhịp tim được kích thích và huyết áp gia tăng ngay lập tức.
  • Trong trường hợp người bệnh có sẵn thuốc điều trị huyết áp thấp do bác sĩ kê trước đó thì hãy cho họ uống theo sự hướng dẫn trên đơn thuốc.
  • Ăn socola để giúp bảo vệ mạch máu, đồng thời giúp huyết áp ổn định trở lại.

Sau khi thực hiện các cách trên, nếu người bệnh cảm thấy đỡ dần, ta sẽ đỡ họ ngồi dậy, cử động chân tay nhẹ nhàng trở lại. Tuy nhiên, trong trường hợp không có chuyển biến tích cực, các bạn cần nhanh chóng gọi hoặc truy cập vào website capcuuvang.com để thuê xe cấp cứu để đưa người bệnh đến ngay bệnh viện gần nhất để được khám chữa kịp thời.

Cách để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp là gì?

Cách để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp là gì?

Đối với những người bị huyết áp thấp, ta cần có những phương pháp thích hợp để ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Điều đầu tiên mà mọi người cần đặc biệt quan tâm đó chính là chế độ ăn. Người có huyết áp thấp nên chú ý ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn mặn hơn thông thường một chút để lượng máu trong cơ thể luôn được đảm bảo đầy đủ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần uống đủ nước, tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn.

Bên cạnh đó, thời gian sinh hoạt cũng cần thực hiện điều độ, ngủ đủ giấc. Khi ngủ, nên gối đầu thấp hơn chân. Đặc biệt, mọi người nên chú ý không giữ một tư thế quá lâu và không nên thay đổi tư thế đột ngột, vận động mạnh mà không chuẩn bị trước.

Cùng với những biện pháp trên, người có huyết áp thấp cần tự theo dõi tình hình huyết áp của mình ngay tại nhà bằng các thiết bị đo đạc để có thể chủ động xử lý kịp thời.

Như mọi người đều thấy, huyết áp thấp là một trong những vấn đề khá nguy hiểm mà tất cả mọi người đều nên quan tâm. Hy vọng rằng nội dung trên đây sẽ giúp các bạn hiểu về huyết áp thấp là gì cũng như những dấu hiệu và cách điều trị cơ bản, hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...