Quy Trình Cắt Chỉ Khâu Vòng Cổ Tử Cung Cực Kỳ Chi Tiết

Quy trình cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung chi tiết nhất

Mang thai là quãng thời gian quan trọng đối với mọi phụ nữ. Vì vậy, những thủ thuật hỗ trợ trong thai kỳ được áp dụng cho các sản phụ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, trong đó có quy trình cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung. Trong bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thủ thuật này nhé!

Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung là gì?

Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung là gì?

Những phụ nữ gặp tình trạng hở eo tử cung thường được bác sĩ chỉ định thực hiện khâu vòng cổ tử cung. Chỉ khâu eo cổ tử cung là một loại chỉ phẫu thuật không tan, có bản rộng 5mm và thường được khâu vòng xung quanh cổ tử cung. Loại chỉ này thường được bán tại các đơn vị chuyên phân phối chỉ khâu y tế, chẳng hạn như là công ty CPT Sutures.

Thủ thuật này giúp thu hẹp lỗ trong cổ tử cung, giảm nguy cơ sảy thai và sinh non. Thông thường, khâu vòng cổ tử cung được thực hiện khi thai nhi từ 14 – 18 tuần hoặc có thể từ 13 đến dưới 20 tuần tuổi. Quy trình cắt chỉ sẽ được tiến hành khi thai phụ chuyển dạ tự nhiên hoặc vào tuần 37 – 38 của thai kỳ. Thủ thuật này giúp thai phụ tránh trường hợp chuyển dạ sớm, cổ tử cung không mở ra được dẫn đến rách hoặc vỡ tử cung, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Do đó, cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung vô cùng quan trọng. Đối với thai phụ có thai nhi đủ tháng và chọn thực hiện phương pháp sinh mổ, các mũi khâu sẽ được cắt bỏ trong quá trình này. Trong một số trường hợp, sau khi thực hiện khâu eo cổ tử cung, thai phụ có các hiện tượng ối vỡ sớm không thể dưỡng thai hoặc khi nghi ngờ nhiễm trùng ối không thể tiếp tục thai kỳ thì cần thực cắt chỉ khâu sớm nhất.

Chỉ định và chống chỉ định khi thực hiện khâu vòng cổ tử cung

Khâu vòng cổ tử cung là phương pháp điều trị chính khi bệnh nhân bị hở eo tử cung. Thủ thuật này được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Chẩn đoán hở eo tử cung.
  • Sảy thai nhiều lần do bị hở vòng eo tử cung. 
  • Sảy thai từ 2 lần trở lên nhưng không xác định được nguyên nhân cụ thể.
  • Trong trường hợp đặc biệt như mang song thai mà siêu âm đo chiều dài cổ tử cung dưới 25mm. 

Ngược lại, chống chỉ định khâu cổ tử cung đối với các trường hợp sau:

  • Tử cung có cơn co hoặc chảy máu. 
  • Viêm màng ối.
  • Ối vỡ non.
  • Bất thường thai nhi.
  • Viêm sinh dục cấp.

Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung có bị đau hay không?

Quy trình cắt vòng cổ tử cung khi thai nhi đủ trưởng thành thường kéo dài khoảng 30 phút. Thủ thuật này hoàn toàn không gây đau đớn cũng như không ảnh hưởng đến an toàn của mẹ và bé. 

Một số ít trường hợp sẽ xuất hiện hiện tượng chuyển dạ sớm như đau bụng từng cơn, ra huyết, rỉ ối… Do đó, sau khi cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung, thai phụ sẽ được gắn máy monitor để theo dõi tim thai, cơn gò nhằm đánh giá sức khỏe thai nhi. Nếu tim thai đáp ứng tốt, không có cơn gò, cổ tử cung không mở thêm, thai phụ có thể về nhà tự theo dõi và tái khám đúng lịch hẹn. 

Quy trình cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung chi tiết nhất

Quy trình cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung

Cắt vòng cổ tử cung cần được thực hiện đúng quy trình bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và được tiến hành trong điều kiện đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại như sau:

Bước 1: Chuẩn bị cắt chỉ vòng cổ tử cung.

Sau khi xác định thai phụ cần cắt chỉ vòng cổ tử cung, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, chuẩn bị dụng cụ thiết bị y tế cần thiết như là: Lưỡi dao mổ, kim khâu,… 

Bước 2: Tiến hành cắt vòng cổ tử cung.

  • Bác sĩ tiến hành sát trùng vùng kín, dùng thiết bị y tế chuyên dụng để xác định vết chỉ khâu, sau đó cắt và tháo chỉ khâu cổ tử cung theo đúng quy định.
  • Đảm bảo toàn bộ chỉ khâu được loại bỏ. 
  • Sát trùng lại âm đạo và cổ tử cung để tránh nhiễm trùng. 

Bước 3: Theo dõi hậu phẫu thuật.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, thai phụ sẽ nằm nghỉ tại cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Nếu không có gì bất thường, thai phụ sẽ được xuất viện và cần thực hiện theo hướng dẫn và tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ. 

Chăm sóc hậu thủ thuật

Chăm sóc sau khi cắt vòng cổ tử cung rất quan trọng nhằm đảm bảo phục hồi nhanh chóng, giảm đau và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Thông thường, bệnh nhân sau khi thực hiện cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung sẽ được theo dõi và chăm sóc như sau:

  • Nghỉ ngơi tại giường bệnh.
  • Bác sĩ tiến hành theo dõi cẩn thận tình trạng của thai nhi, cơn đau bụng, cơn gò, ra huyết, ra nước âm đạo.
  • Nếu không có triệu chứng bất thường sau thủ thuật, bệnh nhân sẽ được xuất viện.
  • Chế độ ăn uống hợp lý.
  • Tránh đứng lâu, mang vác nặng.
  • Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

Lưu ý sau khi cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung

Lưu ý sau khi cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung

Để đảm bảo an toàn, cắt vòng cổ tử cung được thực hiện khi thai nhi trong bụng phát triển bình thường, khoảng tuần 37 – 38. Nếu sau phẫu thuật, thai phụ xuất hiện các hiện tượng chuyển dạ sớm như: Tử cung xuất hiện cơn co, ra máu âm đạo, rỉ nước ối,… thì cần nhập viện ngay để được các bác sĩ theo dõi. Nếu cần thiết, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung cho thai phụ. 

Ngoài ra, khi thực hiện phẫu thuật, thai phụ cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín. Việc này nhằm hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng,… gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé. 

Khâu và cắt chỉ vòng cổ tử cung rất quan trọng đối với những thai phụ gặp tình trạng hở eo tử cung. Do đó, nếu bạn đang trong thai kỳ hoặc có dự định sinh con trong tương lai, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...